Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2009

Thần tượng và thần tượng ơi mi ở đâu


9 01 2009

Trong thế giới giải trí, nếu Ngôi sao là biểu tượng cho sự hùng mạnh, thì Thần tượng chính là linh hồn có vai trò dẫn dắt công chúng.

Thần tượng ơi, mi ở đâu?

Văn hóa thần tượng

Với bạn trẻ, thần tượng đâu cần ở nơi xa - Ảnh minh họa

Sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh…

Và như vậy, phải chăng nét văn hóa ấy cũng là một khởi nguồn của hạnh phúc (hay bất hạnh) nơi người hâm mộ?

Thần tượng - Tại sao không?

Thần tượng (TT) - với ai đó như một ánh sao (dù chỉ là sao băng) mà người ta hướng tới vì sự tỏa sáng diệu kỳ của nó. Nhưng với người khác, TT là một hình mẫu, một mô thức trong lĩnh vực nào đó (học tập, làm việc, lẽ sống, lối sống… hay vào đời, lập nghiệp…) mà họ muốn học hỏi, noi theo và sáng tạo tiếp.

Với người khác nữa, TT có thể là một biểu tượng tâm linh hay tín ngưỡng mà người ta tin vào đó để hoài vọng, để tôn thờ bằng việc sùng bái rất kính cẩn. Vậy, trong dòng đời có khi rất nhốn nháo hoặc trầm luân (ngay cả khi thanh bình và êm ả) tại sao không cần đến TT?

Càng nên có TT một khi người ta gặp bế tắc, khủng hoảng tinh thần… Đó là lúc, nếu có TT thì TT sẽ là một điểm tựa của trái tim và cả khối óc để tránh sự điên đảo và bấn loạn. Đặc biệt, TT có khi không phải là một con người xác thịt hay một tượng hình cụ thể, mà là một phi vật thể.

Ví dụ, nhà văn và thi sĩ Phùng Quán không chỉ coi người mẹ kính yêu của mình là một TT (qua bài thơ “Lời Mẹ dặn”), ông còn lấy nàng thơ làm TT, nhất là lúc nguy nan. Khi nói chuyện với bạn bè và trong hồi ký của mình, ông từng khẳng định: Những năm tháng trần ai khổ sở nhất của đời, tôi đã “vịn vào những dòng thơ để sống, để không bị quật ngã”. Phải chăng, đấy cũng là một nét văn minh của người có văn hóa TT?

Thế là rõ, những ai chưa có TT đúng nghĩa hay sống “phi TT” thường dễ có cảm giác bị hẫng hụt, nhất là khi bị mất niềm tin trước những xô đẩy phũ phàng của bão tố thời vận hay sóng gió cuộc đời. Điều đó dẫn ta suy ngẫm đến việc chính cần bàn ở đây là vấn đề văn hóa thần tượng.

Giá trị văn hóa của thần tượng

Khi có TT, nhiều người thường xác định: TT đó có những giá trị văn hóa nào?

Tìm thần tượng (theo nghĩa có văn hóa) là đi tìm những cung bậc giá trị tốt đẹp của TT để học hỏi.

Đến với TT (dù chỉ đến gián tiếp qua tiếp xúc với sản phẩm của TT) là tiếp cận với những giá trị văn hóa của TT. Ở đây có hiện tượng thẩm thấu và sàng lọc những giá trị văn hóa đó. Việc thẩm thấu và sàng lọc này được thông qua “bộ lọc” của từng chủ thể. Bộ lọc ấy chính là nhận thức, trình độ, cảm xúc, nhu cầu… và nhất là nền tảng văn hóa giá trị của chính người đó (chứ không phải của TT).

Nếu bộ lọc đó tốt, nghĩa là văn hóa giá trị của người đó cao thì sẽ “đãi được cát và lấy được vàng”. Bằng không, một khi bộ lọc đó yếu hay bị rách thủng thì “cát to đọng lại mà vàng vụn bị trôi đi”. Do vậy, nền tảng văn hóa giá trị của người ấy vốn đã yếu lại không được bồi đắp, còn bị băng hoại thêm nữa. Đó là bi kịch của những người mơ mộng cái vỏ của TT (lóa mắt bởi đèn màu, thời trang, diện mạo…) mà không hiểu kỹ về thực chất (tưởng vỏ là ruột!).

Trên diễn đàn cho thấy một số bạn trẻ đã tỏ ra minh triết khi đến với TT nhờ có bộ lọc khá tốt. Như bạn “Nụ cười Sơn Cước” đã TT hóa vị giáo sư của mình vì ông không chỉ uyên thâm về trí tuệ, ân cần trong đối xử, nhân ái với mọi người, còn rất đẹp trong sinh hoạt: không để hạt cơm rơi, không bỏ thức ăn thừa…

Một bạn khác (bí danh: HS đang ôn thi) cũng lấy người thầy của mình làm TT vì những bài giảng của thầy “không đụng hàng”, lối giảng rất dung dị: giải thích những điều phức tạp bằng những ngôn từ chân phương, dễ hiểu… Nhiều bạn lấy những gương sắc sảo của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học hay nhà kinh doanh (như Putin, Bill Gates…) làm TT cho mình.

Cứ thế, đâu chỉ đi tìm TT ở nơi rực rỡ đèn màu, có hóa trang, có diễn kịch, có lời ca, có nhún nhảy… Họ tìm TT trong đời thực, dưới ánh mặt trời, như Kỳ tích của Hải Ly: nhỏ tuổi, nhỏ người mà đã rạng danh về học vấn, hoặc như Hiệp sĩ nhí dưới đèo Hải Vân: bé hạt tiêu mà đã nhiều lần dũng cảm cứu nhiều người.

Những TT như thế có một nét chung: không chỉ muốn làm điều tốt, còn thể hiện ý chí quyết tâm “biến điều không thể thành có thể”. Đó cũng là những TT rất gần gũi và dung dị với người đời, từ chốn trường học đến nơi hẻo lánh… Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay cũng đã có nhận thức triết lý về giá trị văn hóa trong quan niệm về TT.

Thần tượng và văn hóa giá trị

Có hôm ngồi uống nước trong phòng căntin của một học đường, tình cờ tôi nghe mấy bạn sinh viên ngồi ở bàn sau kháo chuyện:

- Hôm nay tao thấy mày đẹp không thua gì ca sĩ X. à nha.

- Xạo nha mày. Tao thấy mày để tóc còn sành điệu hơn cả ca sĩ Y. nữa đó!

- Nói giỡn thôi. Họ là thần tượng, ta là dân đen, làm sao sánh được!

- (Người thứ 3 xen vào): Xiêm y và son phấn dưới ánh đèn màu, ai mà không lộng lẫy, chẳng cứ là thần với tượng. Đến cóc với nhái lên sân khấu cũng sáng rực hào quang cả thôi.

- (Người thứ 4 chen vô): Ối dào, nhìn thần tượng chớ nên dừng lại ở bộ cánh và sắc màu của họ. Căn bản là ở tính cách. Mà bản chất của cá tính thì không thể hiện trên sân khấu

Qua đó thấy bốn người trên đây, mỗi người có một tầm nhìn, một lối cảm và một cách nghĩ khác nhau về TT. Văn hóa thưởng thức và văn hóa hâm mộ của họ có những cung bậc giá trị chênh nhau.

Trong nền văn hóa giá trị (VHGT) có VH thưởng thức và VH hâm mộ. Không phải ai cũng có trình độ thưởng thức và trình độ hâm mộ như nhau. Mỗi dạng thưởng thức hay mỗi kiểu hâm mộ đều đứng ở một thang bậc giá trị nhất định, tùy theo nền tảng VHGT của mỗi người.

Bởi vậy, nên chăng, cần phân biệt đâu là thứ VH hâm mộ có giá trị và đâu là thứ VH hâm mộ kém giá trị hoặc phi giá trị, thậm chí trở thành một thứ hội chứng phi nhân văn: hội chứng thần tượng. Đó là lúc mà, vì cuồng si TT, bị “hớp hồn” bởi hào quang của TT, lại quyết “sống cùng hay chết theo” với TT… nên ta bị vong thân, tự đánh mất mình!

Đã có không ít người tự “biện minh”: Tôi làm theo TT là quyền của tôi, là tự khăng định cái tôi(!). Nói như vậy chỉ đúng một nửa, nửa còn lại là vô lý. Ta có quyền bắt chước, nhưng đã bắt chước mà gọi là “tự khẳng định”, là “cái tôi”, nghe sao được? Bởi vậy, cũng cần phân biệt giữa “cái của tôi” và “cái của người”, giữa sự học hỏi và điều bắt chước nơi TT.

Khi học hỏi TT, ta đãi cát lấy vàng, rồi nhờ sáng tạo mà ta chế thứ vàng đó thành “sản phẩm mỹ nghệ” của chính ta, đó là cái tôi đích thực. Còn khi bắt chước, ta lấy cả cát và vàng của họ “trát “ lên người, biến ta thành một phó bản của TT, vậy đâu còn là ta nữa? Sự khác nhau giữa VHGT và phi VHGT trong sự hâm mộ TT là ở chỗ đó.

Đề cập việc hâm mộ TT là nói đến hai yếu tố tâm lý chủ yếu: cảm xúc và trí tuệ. Hai yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc, chí ít là hạnh phúc tinh thần. Mới đây, ngày báo Tuổi Trẻ có đưa tin GS. Richard Layard - cố vấn cao cấp về giáo dục của chính phủ Anh đã đề xuất nên đưa môn “Bài học hạnh phúc” vào dạy trong nhà trường. Được biết, hai trong những nội dung của “Bài học hạnh phúc” là biết kiểm soát trạng thái cảm xúc thẩm mỹ và biết tiếp cận có tính sàng lọc trước mọi vẻ đẹp quanh ta.

Vâng, bài học hạnh phúc do đó cũng là những bài học về giá trị, trong đó có giá trị văn hóa khi ta biết học hỏi đúng cách từ TT.

QUANG DƯƠNG

Sự kiện “cuồng mộ” thần tượng Lưu Đức Hoa của cô gái trẻ Trung Quốc - Dương Lệ Quyên, dẫn đến cái chết của cha cô, như giọt nước làm tràn ly.

Đó có phải chỉ là “chuyện hoang đường ở xứ người”? Nhiều bậc phụ huynh, nhiều bạn trẻ giật mình, hiện tượng cuồng nhiệt và cuồng mộ thần tượng thực sự đã và đang chi phối đời sống của một bộ phận tuổi teen chúng ta. Cần những cái nhìn và định hướng như thế nào trước vấn đề nhạy cảm này?

Tuổi teen, nên hay không nên chọn cho mình một thần tượng? Thần tượng - có phải là một việc…vô bổ và mang lại những hệ quả xấu không lường trước? Thần tượng như thế nào là đúng đắn?

TTO

“Cuồng mộ” thần tượng là…bệnh lý!

Ai cũng có thần tượng của riêng mình, điều đó hết sức bình thường, nhưng hâm mộ thần tượng đến mức không kiểm soát được hành vi là biểu hiện của bệnh lý.


Vô số những thiên tình sử huyễn hoặc!

Câu chuyện “cuồng mộ” thần tượng giờ không còn là của riêng tài tử Lưu Đức Hoa và những người hiếu kỳ thích “buôn chuyện” nữa, mà đã là một hiệu ứng đặc biệt trong xã hội, thu hút các chuyên gia tâm lý học, xã hội học.. đặc biệt các bậc phụ huynh, những người đã và đang khổ sở vì căn bệnh “cuồng thần tượng” của con em họ, hết sức quan tâm.

Chuyên gia tâm lý Lê Hà, người phụ trách tư vấn tâm lý về mảng tình cảm, tâm sinh lý tuổi trẻ và gia đình của đường dây điện thoại nóng 1088 cho biết, bà đã từng phải giải quyết rất nhiều “ca” khó xử liên quan đến chuyện hâm mộ thần tượng của (đa số) các cô cậu học trò.

Bà Hà kể có lần đường dây của bà bị một vị phụ huynh đòi kiện vì thấy số tiền điện thoại nhà ông gọi tới dịch vụ này tăng vọt tới mấy triệu đồng/tháng, mà theo ông gia đình ông không có ai có nhu cầu tư vấn tâm lý cả. Nhưng sau đó, mới phát hiện cô con gái cưng ngày nào cũng gọi tới đường dây này “nấu cháo” cả tiếng đồng hồ để hỏi han, tâm sự, và kể lể về thần tượng của cô, ca sĩ Đan Trường, thậm chí cô gọi đến 1088 chỉ để .. đòi được nghe Đan Trường hát, hoặc để sụt sùi tâm sự trút bỏ những bực dọc, ưu phiền khi thần tượng của cô gặp khó khăn trong công việc!

Một fan khác của Đan Trường cũng làm bà Lê Hà và đồng nghiệp ấn tượng sâu sắc vì liên tiếp gọi điện tới 1088 trong … 1 năm liền để kể về “anh trai” Đan Trường của cô. Theo như cô bé nói, cô là “em gái” ruột của ca sĩ Đan Trường, và nhà cô “rất giàu có, nhà lầu, xe hơi không thiếu thứ gì”. Anh trai cô là ngôi sao còn cô cũng là “đại tiểu thư”, và “anh Đan Trường” rất chiều chuộng, yêu thương cô, “đi đâu về cũng có quà và chiều chuộng em vô cùng”.

Cô cũng phàn nàn với bà Hà rằng gia đình cô không hài lòng với việc quá nhiều fan nữ theo đuổi “anh Trường”. Có lúc lại “chị Cẩm Ly rất thích anh Trường em, nhưng bố mẹ em không đồng ý…”, lúc lại ngồi vẽ cho các chuyên gia tư vấn nghe cả một thiên sử ca gia đình hạnh phúc và tình yêu bao la vô tận của “anh Trường” dành cho cô. Khi bà Hà hỏi, tại sao Đan Trường ở miền nam, mà “em gái” lại ở miền bắc, thì cô bé nói cô được gia đình gửi ra đây học tập và “anh Trường” của cô phải liên tục bay ra Hà Nội chơi với em gái!?

Sau gần một năm là khách quen của dịch vụ, một hôm vô tình một chuyên gia tư vấn lần theo số điện thoại của cô bé, mới khám phá được nhân thân của cô: bố sửa xe máy, còn mẹ bán thịt lợn tại một phố quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ đó cô “em gái Đan Trường” mới thôi đốt tiền gọi điện đến dịch vụ.

“Ở tuổi vị thành niên, các em rất cần có nhu cầu tâm tình chia sẻ. Trong khi đó, các bậc cha mẹ lại vì nhiều lý do nên không dành thời gian cho các em. Nên các em tự dựng lên một thần tượng, một hình mẫu cho mình để tôn thờ và hướng theo”. Bà Hà nói. “Và hơn nữa, ở lứa tuổi vị thành niên dễ rung động, các cô cậu bé dễ bị rung cảm với những bài hát, ca từ về khát khao tình yêu đôi lứa. Đặc biệt thần tượng của các cô bé thường hát những bài hát “tình yêu đau khổ” hay “yêu em trọn đời”, các cô bé dễ tin đó là những lời chân thành thần tượng chỉ … dành cho riêng mình nên chạy theo”. Bà Hà nói.

Bà Hà cho rằng trường hợp “em gái Đan Trường” cũng là do quá yêu thần tượng nên cô bé đã tự huyễn hoặc mình, đồng thời cũng mong muốn người khác “chia sẻ”niềm hạnh phúc ấy. Bà Hà cho biết tâm lý, nhất là các em gái vị thành niên, rất dễ xúc động, cả tin, và dễ tổn thương.

Bản thân bà Hà cũng phải tư vấn vài ca liên quan đến các cô bé say mê “anh Chánh Văn” của báo Hoa Học Trò, mặc dù chưa bao giờ gặp “anh” cả. Các cô yêu thương và sẵn sàng bù đắp cho anh Văn chỉ vì “đẹp trai và thông minh như anh ấy lại có một cô vợ bán cá đanh đá”. Khi cố công tiếp cận được anh rồi, các cô mới phát hiện “anh” không như mình nghĩ, vậy là sụp đổ thần tượng, đau khổ và “trên đời chẳng có gì đáng tin nữa”.

Ai cũng “nuôi” một thần tượng!

Chị Linh Phương, Chuyên viên tư vấn tâm lý: thường những biểu hiện hâm mộ hay sụp đổ thái quá đương nhiên đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và hình thành nhân cách.

Chị Linh Phương, Chuyên viên tư vấn tâm lý thuộc Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ - Hạnh phúc – Kỹ năng cuộc sống, cũng cho biết thông tin về thần tượng cũng là một trong những nội dung các chị thường được hỏi.

Thôi thì đủ các loại thắc mắc: em gửi cho anh Lam Trường cả trăm lá thư rồi mà sao anh không trả lời? Chị có thể tư vấn làm sao để em có thể gặp riêng anh A, chị B … hay thậm chí làm sao để anh ấy … nhìn em một chút được không? Tại sao anh Hà Anh Tuấn trước đây nặng 80kg, giờ chỉ còn 65kg? Tại sao anh A yêu chị B, giờ lại thấy đi với chị C v.v và v.v…

Trong phòng làm việc của chị Phương ngoài các tài liệu khoa học về tâm sinh lý, khoa học thường thức.. còn có các loại album, tài liệu về các ca sĩ, minh tinh đang “hot”, thông tin về họ các chị cũng phải cập nhật hàng ngày để kịp giải tỏa bức xúc cho các cô cậu fan.

“Vị thành niên là lứa tuổi rất quan trọng đánh dấu mốc trong cuộc đời, dễ biến đổi tâm sinh lý, và có những rung động đầu đời về giới. Các em gái dễ lý tưởng hóa một hình tượng nào đó, còn ở nam thì các em thích thể hiện mình. Chuyện đó hết sức bình thường, lúc tuổi trẻ ai cũng có thần tượng của riêng mình. Cha mẹ nên tôn trọng và chia sẻ với các em, đồng thời hướng cho các em tới những hoạt động lành mạnh khác. Lúc lứa tuổi “bồng bột” qua đi, tự các em sẽ tự buồn cười khi nhớ về sự hâm mộ si cuồng một thời của mình.”

“Những trường hợp như Dương Lệ Quyên là rất hiếm, và có thể coi là một biểu hiện bệnh lý. Cô ấy đã không tự kiểm soát và tự chủ được hành vi của mình, để sự việc đi quá xa. Bố mẹ cô ấy cũng là nạn nhân của tâm lý yêu chiều con quá đáng trong “hội chứng con một” của Trung Quốc”, chị Phương nói.

Chị Phương cho rằng, thường những biểu hiện hâm mộ hay sụp đổ thái quá đương nhiên đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và hình thành nhân cách. Nhưng những biểu hiện tiêu cực thường chỉ xảy ra với những người “có đời sống tinh thần không được khỏe mạnh, không kiểm soát được hết mọi hành vi, hoặc đôi khi bị mê đắm thần tượng quá đáng không dứt ra được”. Chị Phương kể khách hàng của chị cũng có một người đàn ông đã ở tuổi xế chiều vì quá say mê phát thanh viên Nhật Lệ của Đài truyền hình VN mà quyết tâm không lấy vợ, chỉ sống với hình ảnh thần tượng của anh là đủ.

ThS Phạm Mạnh Hà, Phó giám đốc TT Hỗ trợ và tư vấn tâm lý, khoa Tâm lý trường ĐH KHXH&NV, cho rằng “hội chứng thần tượng” là sản phẩm của đời sống công nghiệp. Những người mắc hội chứng này thường sống ở các thành phố, nơi con người có quá ít không gian và thời gian cho riêng mình, mọi người cần có gì đó cho riêng mình, và thần tượng sinh ra.

“Thần tượng ở vị thành niên cũng là một “sản phẩm công nghiệp” khác, khi các em ở thành phố thường có tâm lý sành điệu, a dua, lây truyền, dễ chạy theo số đông. Những trường hợp thần tượng thái quá thường do bị cha mẹ buông lỏng. Ngay từ lúc các em có biểu hiện say mê một ai đó, cha mẹ nên tìm cách gần gũi định hướng cho các em ngay, để khi các em đã quá đắm đuối rồi sẽ rất khó xử lý. Đặc biệt sự can thiệp thô bạo của cha mẹ đôi khi sẽ nhận được sự phản kháng không mong muốn, thậm chí có những kết cục bi thảm không thể lường trước vì lứa tuổi này rất nhạy cảm”, ThS Hà kết luận.

VietNamNet

Thần tượng ơi, mi ở đâu?

Trong thế giới giải trí, nếu Ngôi sao là biểu tượng cho sự hùng mạnh, thì Thần tượng chính là linh hồn có vai trò dẫn dắt công chúng.

Thần tượng ơi, mi ở đâu?
Đan Trường

Do điện ảnh với thế mạnh là sức lan tỏa rộng và hình ảnh dễ lưu lại ấn tượng nơi tâm trí người xem, nên thần tượng cũng dễ được sinh ra từ điện ảnh.

“Tượng”: thì có, “thần” thì không

Ở đây chúng ta không tính đến những năm tháng chiến tranh bởi khi ấy, văn hóa văn nghệ hoàn toàn phục vụ cho công cuộc giải phóng đất nước. Lúc đó không có khái niệm thần tượng, không có PR, không có những tờ báo in đầy màu sắc để có thể cắt hình thần tượng sưu tập… Đối với công chúng lúc ấy, thần tượng tức là yêu mến những nhân vật trên màn ảnh, và ngưỡng mộ họ mỗi khi nhìn thấy người diễn viên ngoài đời thật.

Giờ đây, khi thế giới giải trí ở VN đã mang đầy màu sắc Show Biz, với gần “đủ các món ăn chơi” như các nước, người nổi tiếng hiện diện khắp mọi nơi, ngôi sao cũng đã lấp lánh vài người, nhưng để đạt đến tầm cỡ như thần tượng ở các nước, ta vẫn có cảm giác xa vời vợi!

Giải trí bây giờ bao gồm nhiều loại hình, nhưng để đạt đến vị trí thần tượng chỉ có điện ảnh truyền hình và ca nhạc do sức lan tỏa của 2 loại hình này rất mạnh với công chúng.

Thần tượng điện ảnh: ma trận của “nữ tính hóa”

Thần tượng ơi, mi ở đâu?
Việt Trinh

Sau thời kỳ Nguyễn Chánh Tín, Thương Tín rồi Lý Hùng, Việt Trinh… điện ảnh VN và sau này là truyền hình vẫn mỏi mắt tìm lại thời hoàng kim xưa. Bây giờ tìm ra ngôi sao cũng còn khó huống hồ tìm thần tượng.

Ngôi sao có thể tự mình phát sáng bằng tài năng và vẻ đẹp ngoại hình, nhưng để trở thành thần tượng thì tự một mình ngôi sao không làm nổi. Mà họ phải đi kèm với một vai diễn ấn tượng, một bộ phim hấp dẫn thực sự chinh phục số đông khán giả.

Đây quả thật là một thách thức lớn nếu nhìn lại các phim được công chiếu trên màn ảnh lớn lẫn màn ảnh nhỏ 3 năm vừa qua. Chưa có bộ phim nào tạo được một nhân vật trở thành hình mẫu được khán giả yêu mến, mà chỉ thấy toàn là những nhân vật mờ nhạt, nói lên những lời thoại vô hồn sáo rỗng.

So với nữ, thì nam giới dễ trở thành thần tượng hơn bởi các fan nữ dễ mềm lòng và “crazy” hơn fan nam. Nhưng đáng lo ngại là điện ảnh và truyền hình VN hiện đang sa vào ma trận “nữ tính” hóa các vai nam! Dù cho có dễ dãi cách mấy, các fan nữ cũng luôn luôn muốn nhìn thấy những thần tượng của mình phải thật sự mạnh mẽ, nam tính.

Thần tượng âm nhạc: “đáy bể mò… Idol”

Thần tượng ơi, mi ở đâu?
Đàm Vĩnh Hưng

So với diễn viên điện ảnh và truyền hình thì lĩnh vực âm nhạc khó đạt đến mức thần tượng. Bởi ý nghĩa của thần tượng không chỉ đơn thuần thông qua một vài bài hát, mà nó còn là phong cách sống, là nội lực, là sự tỏa sáng bền bỉ.

Khác với điện ảnh, âm nhạc chấp nhận mọi phong cách, kể cả lập dị để tồn tại trong lòng các fan. Nhưng đáng tiêc từ khi thị trường ca nhạc VN chuyển mình mạnh mẽ vươn tới một thị trường Show Biz chuyên nghiệp, thì mọi cố gắng cũng mới chỉ đáp ứng phần nhìn, còn phần nghe quan trọng nhất vẫn chưa phát triển tương xứng.

Bầu trời ca nhạc VN hiện nay có nhiều ngôi sao, nhưng để đạt đến mức độ thần tượng xem ra chỉ có 2 người: Đan Trường và Đàm Vĩnh Hưng. Cả hai đều giữ được phong độ bền bỉ đáng kinh ngạc trong lòng công chúng hâm mộ suốt một thời gian dài. Điểm son là thành công của Đan Trường trong live show “Thập đại mỹ nhân” vừa qua với trên 10.000 khán giả đến xem trực tiếp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, đã minh chứng cho vị trí Thần tượng vững vàng của anh.

Thần tượng ơi, mi ở đâu?
Phương Vy

Quá thiếu hụt thần tượng, mỗi năm hàng loạt cuộc thi hát na ná nhau đã mọc lên như nấm khiến mọi người phải kêu lên về chất lượng thí sinh tham gia. Trong số đó, cuộc thi tìm kiếm Thần tượng Vietnam Idol là đáng chú ý nhất.

Mới đến mùa thứ 2, nhưng xem ra khán giả đã “đuối” ngay từ vòng 10 người, bởi chất lượng thí sinh quá thất vọng so với danh xưng “Thần tượng VN”. Đành rằng đó chỉ là cái tên cuộc thi nhưng ý nghĩa thì đã mất quá nhiều. Bởi điều đáng sợ ở đây, khán giả chỉ thích xem chương trình này ở mấy vòng loại đầu tiên - nơi tập trung những trò nhố nhăng, lập dị - nghĩa là xem để được cười! Chứ không phải thật sự hồi hộp theo dõi chứng kiến một thần tượng âm nhạc ra đời như thế nào.

Thử thách Idol nghiệt ngã lắm, ngay cả nước Anh là nơi sản sinh ra chương trình này (với tên gọi là Pop Idol) cũng chỉ tồn tại 2 mùa rồi mất dạng. Malaysian Idol cũng chỉ 2 mùa. Mặc dù đã bán bản quyền cho hơn 20 nước, nhưng chất lượng Thần tượng đúng nghĩa chỉ có ở American Idol.

Để giữ uy tín và sự quan tâm của khán giả với mong muốn tìm được một Thần tượng thật sự có chất lượng, thiết nghĩ các nhà tổ chức nên học cách của một số nước (như Singapore chẳng hạn) là tổ chức giãn năm (2 hoặc 3 năm/lần).

Thần tượng sụp đổ

Thần tượng là một danh xưng thật mong manh, nên cũng dễ tan biến, bởi chỉ cần một chi tiết hớ hênh nhỏ nhặt bị phơi bày, cũng đủ làm tiêu tan 2 chữ thần tượng bấy lâu gầy dựng. Khán giả, nhất là giới trẻ, là những người nhanh chóng thay đổi. Một khi thần tượng đã sụp đổ thì không thể lấy lại được.

Châu Á có những chuẩn mực thần tượng riêng của mình chứ không phóng khoáng như phương Tây, trong đó đề cao nhất giá trị đạo đức và VN cũng không ra khỏi tầm ảnh hưởng đó.

Hãy nhìn sang các nước láng giềng: Trần Quán Hy, Chung Hân Đồng, Chương Bá Chi đã phải thân bại danh liệt thế nào khi phạm vào ngưỡng giới hạn thuần phong mỹ tục. Sự sụp đổ thần tượng đã đẩy một loạt các ngôi sao Hàn Quốc tự tử như Choi Jin Sil, Ahn Jae Hwan, Kim Ji Hoo, Jang Chae Won… vì họ chịu không nổi áp lực dư luận.

Còn ở ta, ngưỡng thần tượng chưa tới nhưng hàng loạt những người nổi tiếng đã không tránh khỏi sự xét nét nghiêm khắc của công chúng đối với cuộc sống phía sau ánh đèn.

Vẫn chưa ai quên vụ Vàng Anh, hay còn nhớ mới đầu năm nay, đôi diễn viên J.T.N và N.T.V đang được báo chí tung hô lên tận mây xanh thì vài tháng sau, vợ của J.T.N lên báo phơi bày tất cả mặt trái cuộc hôn nhân tan vỡ của họ mà N.T.V là kẻ thứ 3. Điều này ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến hình ảnh mà cả hai rất vất vả mới tạo được nơi công chúng.

Vậy có thể nói, sự tồn tại của Thần tượng chính là hàn thử biểu đo lường độ mạnh yếu của thị trường giải trí. Chưa có Thần tượng hoặc quá ít Thần tượng, nghĩa là ta thừa hiểu sức mạnh thị trường giải trí của mình đang nằm ở đâu!

(Theo ZING_PORTAL )

ONLYU TẶNG BẠN BỘ ẢNH TRANG BÔNG VÀ BMW

 Trang "Bông" và BMW 320i Trang "Bông" và BMW 320i

 Trang "Bông" và BMW 320i

 Trang "Bông" và BMW 320i

 Trang "Bông" và BMW 320i

 Trang "Bông" và BMW 320i

 Trang "Bông" và BMW 320i

 Trang "Bông" và BMW 320i

 Trang "Bông" và BMW 320i

TẶNG BẠN BỘ ẢNH THẦN TƯỢNG HỒNG KONG TWINS

Thần tượng Hồng Kông - Twinstwins 1.jpg

http://asianshowbiz.net/data/yoyo/Hinhanh/twins_tanra_04.jpg

0Twins1.jpg

Twins.jpg

Twins 3.jpg

Twins 1.jpg

Twins 5.jpg

  • emc
  • emc
  • emc
  • emc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét