Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2009

Greenager và Funny Pix


4 01 2009

Giới trẻ = Ích kỷ + Vô tâm ??? - Không đúng

Điều thường xuyên nhất mà gần đây chúng ta đọc được, hoặc nghe nói về giới trẻ là gì? Đó là những người lười biếng, ích kỷ, hoặc đủ thứ tồi tệ khác. Rằng họ sống chỉ biết nghĩ đến mình, không quan tâm đến ai, hay đến cái gì khác. Thật là kiểu sống vô nghĩa! Bạn có nằm trong số những người tin điều này không?

Nếu bảo rằng giới trẻ không biết quan tâm…

…Thì chúng ta sẽ gọi tinh thần “cho đi” là gì? Chỉ vừa mới dịp Lễ Tạ ơn vừa rồi thôi (cuối tháng 11), gần 50 sinh viên trường ĐH Judson (Elgin, bang Illinois, Mỹ) đã không ở nhà ăn bữa tối gà quay với gia đình. Bởi họ còn bận rộn ngồi trên tàu điện, mang theo 120 túi thức ăn và chăn ấm đến cho những người vô gia cư ở khu trung tâm Chicago.

Họ đến các ga tàu điện ngầm và đưa thức ăn, chăn, quần áo cho bất kỳ người nghèo nào mà họ gặp. Không những thế, họ còn dành cả buổi tối để ngồi nói chuyện và lắng nghe những người chưa-từng-được-lắng-nghe này.

Nhóm các bạn sinh viên này nói rằng việc họ đi “giao lưu với người nghèo” như vậy được tổ chức khá đều đặn, vài lần mỗi học kỳ. “Chúng tôi biết rằng sư suy thoái của nền kinh tế đã giáng những cú sốc khá mạnh lên nhiều người. Chúng tôi muốn giúp đỡ” - Bạn Hagberg giải thích đơn giản.

Tương tự, một nhóm sinh viên Đại học Rutgers (bang New Jersey) thì tự làm những khay lớn với gà tây, bánh kẹp và rau quả để đem tới cho những người già ốm yếu ở East Brunswick. Chính số tiền để mua thực phẩm nấu ăn này cũng do chính các bạn quyên góp được. Điều đáng quý là rất nhiều bạn chưa từng biết nấu ăn nhưng cũng muốn góp tay bằng cách vào giúp việc vặt trong bếp của nhà trường khi “dự án” được thực hiện.

Cùng với tinh thần “cho đi” này, các bạn sinh viên Đại học Abilene (Abilene, bang Texas) quyết định quyên góp để 100 gia đình nghèo ở Abilene có thể đón Lễ Tạ ơn và Giáng sinh đỡ thiếu thốn. Họ tổ chức rất nhiều hoạt động ở trường và trên đường phố, nên đã quyên góp được nhiều đến mức không chỉ tặng các gia đình nghèo được những giỏ thức ăn lớn, mà còn dư tiền để đặt vào mỗi giỏ một phiếu mua hàng trị giá mấy chục đôla, khiến cho một gia đình nhập cư nghèo xúc động nói với phóng viên: “Giá như tôi có thê nói được tốt tiếng Anh, để nói với họ rằng tôi sẽ cầu nguyện những điều tốt lành cho họ”.

Đừng tin là giới trẻ thờ ơ với cộng đồng

Bạn thấy xung quanh mình cần nhiều phong trào mang tính thay đổi và bạn nghĩ “đừng trông mong gì ở giới trẻ”? Hãy nghĩ lại.

Hay tại trường ĐH Minnesota, hơn 10 đoàn thể sinh viên đã tập hợp lại, tạo thành một liên minh kêu gọi cấm triệt để việc hút thuốc lá trong trường học. Họ tổ chức những buổi hội thảo về chủ đề cấm hút thuốc lá và phòng chống ung thư ngay trong tháng 12/2008.

Không những thế, họ còn làm những poster và băng-rôn tuyên truyền và dán khắp nơi để nhắc nhở về tác hại của khói thuốc lá cho cả những người không hút thuốc nhưng hít phải từ người khác.

Mặc dù việc cấm tuyệt đối thuốc lá trong trường học là rất khó vì chưa có luật rõ ràng và nhiều sinh viên hút thuốc thì coi đó là “xâm phạm quyền tư do”, nhưng những nhóm sinh viên này không nản chí, nhất là những nhóm sinh viên của các khoa Y tê cộng đồng, khoa Ung thư hoặc Nha khoa. Họ liên tục lập các forum về giữ gìn sức khoẻ cho sinh viên, bởi vì “cho dù 10 người đọc những gì chúng tôi nói tới và chỉ có một hai người làm theo thì cũng đã tốt hơn là không gì cả”.

Khắp nơi, giới trẻ đang đóng dấu ấn của mình lên những thay đổi tích cực và có tính lan tỏa cao, với phương châm “nếu chưa ai thực hiện, thì chúng tôi sẽ là người tiên phong”. Họ đang nỗ lực để tạo nên một xã hội, một lối sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng mình.

Đến những vấn đề vĩ mô

Tại sao lại xuất hiện từ “greenager” là kết hợp của “green” (màu xanh) với “teenager” (thanh thiếu niên), để chỉ những người trẻ sống thân thiện và bảo vê môi trường? Lý do đơn giản: bởi vì có những người trẻ như thế, và họ tạo thành một phong trào đủ lớn và xứng đáng được gọi bằng một từ riêng biệt!

Tại Ấn Độ, những “hiệp sĩ đường phố” trồng thêm cây xanh và dọn sạch rác. Tại Mỹ, các bạn sinh viên mới vào ĐH ở nhiều trường được nhà trường tặng cho một chiếc xe đạp trị giá tới 300 đôla để đi thay cho việc lái xe đến trường, và cũng tranh thủ thời gian nghỉ hè để trồng những hàng cây dọc bãi biển.

Tại Anh và châu Âu, giới trẻ đang gắng sức tăng tỷ lệ pin tái chế vì pin cũ vứt đi sẽ vô cùng có hại cho môi trường. Tại rất nhiều nước châu Âu, teen cũng là những “nhân lực” chính đi dọn sạch các bãi tắm, đặc biệt là nhặt túi nylon để chúng khỏi trôi xuống biển, khiến cho động vật biển nuốt phải và chết.

Tại Nhật, các bạn học sinh mang những phần cơm trưa đẹp đẽ theo, thay vì mua thức ăn ngoài tiệm với một đống vỏ hộp và túi nylon. Tại Việt Nam, các greenager cũng tạo ra những phong trào rất đáng yêu như phong trào thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ môi trường và các hoạt động thiết thực khác như dùng túi vải thay cho túi nylon, phân loại rác, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, trao đổi đồ cũ thay vì đơn giản là quăng đi và mua đồ mới…

Tại trường ĐH Ave Maria thì hơi khác một chút: Các bạn sinh viên đang kêu gọi nhau tham gia phong trào “không lãng phí thức ăn” - vừa tiết kiệm, vừa không tạo thêm rác cho môi trường. Phong trào này bắt đầu khi một thí nghiệm được thực hiện bằng cách kiểm tra các thùng rác trong căn-tin và thấy… rất nhiều thức ăn thừa, từ những mảnh pizza, khoai tây chiên, đến cả những chiếc bánh ngọt còn nguyên vẹn. Và thế là các bạn sinh viên “tiên phong” kêu gọi cùng tiết kiệm thực phẩm để có thể tặng khoảng 500kg thức ăn cho Ngân hàng thực phẩm địa phương, và tạo ra sự khác biệt trong thói quen ăn uống của giới trẻ nói chung.

Dự án này được thực hiện bằng cách một số sinh viên tình nguyện sẽ ngồi gần những… thùng rác trong căn-tin. Khi một bạn sinh viên đem khay thức ăn thừa ra đổ, bạn đó sẽ được… hỏi là tại sao bỏ thức ăn đi? Vì không thích? Hay vì đã lấy quá nhiều? Mỗi ngày, chỗ thức ăn thừa trong thùng rác được cân lên và dán ngay bên cạnh thùng. Dân sinh viên sẽ nhìn những con số này và giật mình, vì trung bình, mỗi tuần họ lãng phí tới… 400kg thực phẩm!

Và việc này có hiệu quả lập tức. Mỗi tuần, số kg thực phẩm thừa được dán bên cạnh thùng rác lại giảm đi. “Rất nhiều sinh viên đã quan tâm hơn đến vấn đề này” - Một bạn nói sau khi chỉ lấy vừa đủ và chén sạch thức ăn trong khay của mình - “Bạn có thể nghe nói rất nhiều lần rằng “đừng lãng phí thức ăn vì còn những trẻ em đang bị đói”, nhưng khi bạn nhìn thấy tận mắt rằng mình lãng phí như thế nào thì mọi chuyện trở nên thực tế và dễ “giật mình” hơn nhiều”.

Và rồi 1.000kg đồ hộp cũng như thực phẩm chế biến đã được nhà trường kết hợp với một công ty thực phẩm đem tặng cho Ngân hàng thực phẩm địa phương để giúp những người thiếu thốn. Quả là một công đôi việc.

Giới trẻ bây giờ…

Hãy nói rằng “Tôi yêu trái đất”…


…và nói cho cả thể giới vì sao bạn yêu hành tình này

Trên đây chỉ là một số rất ít trong số những gì giới trẻ toàn cầu đang thực hiện để góp phần biến hành tinh này thành một nơi tốt đẹp hơn. Còn rất nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động tích cực khác mà giới trẻ khắp nơi đang tham gia, đang khởi xướng hàng ngày.

Khi bạn là một phần của những người trẻ tuyệt vời đó, bạn sẽ có thể tự hào đưa ra câu trả lời của mình khi có ai đó nói “giới trẻ bây giờ…”.

hoahoctro

http://i138.photobucket.com/albums/q255/jrbk8/l_a2b891274714fba825f5e7a8b5fbb6e1.jpg

http://www.hoahoctro.vn/images_adv/aThang/08T06/Right_fload_greenager_sms.jpg

http://greenager.net/images/emma_jewelry_080607_xxg6.gif

http://greenager.net/images/istock_airplanearms_small_krfc.jpg

FUNNY PIC

http://img166.imageshack.us/img166/3351/002animalssv6.jpg



http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/75/C2/cat2.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét