- Google trả lời về việc cung cấp thông tin cá nhân để kiểm soát blog
- Như các bạn đã biết Việt Nam đang định quản lý blog. Để làm được điều này, họ nghĩ ngay đến việc đề nghị Yahoo! và Google, 2 nhà cung cấp dịch vụ về internet lớn nhất thế giới phối hợp trong việc cung cấp thông tin và ngăn ngừa các blog. OnlyU đã được một số báo liên hệ về vấn đề này nhưng đã từ chối không bình luận gì, đơn giản vì muốn nghe trước phần trả lời của đại diện một tập đoàn cung cấp dịch vụ mạng số 1 thế giới - GOOGLE. Và hôm nay, chúng ta hãy nghe ông Robert Boorstin, Giám đốc Truyền thông của tập đoàn Google trả lời phỏng vấn xoay quanh câu hỏi: “Liệu Google có nhận lời đề nghị hợp tác với Việt Nam để kiểm soát blog hay không?”
Để nghe toàn bộ bài phỏng vấn đại diện Google về việc kiểm soát blog của Việt Nam, bấm vào đây
Để download bài phỏng vấn đại diện Google về việc kiểm soát blog của Việt Nam, bấm vào đây.Robert Boorstin, Communications Director at Google and former speech writer and foreign policy adviser in the Clinton administration… Chi tiết tại đây
Đại diện Google trả lời về đề nghị kiểm soát blog của VN
Việt Nam sắp ban hành thêm thông tư giới hạn quyền tự do sử dụng blog, nhấn mạnh quan điểm rằng blog chỉ được sử dụng dưới hình thức nhật ký cá nhân, không được lạm dụng làm phương tiện để phổ biến quan điểm chính trị, tôn giáo, hay xã hội.Trên tinh thần đó, Bộ Thông tin-Truyền thông cũng thông báo sẽ yêu cầu các đại công ty cung cấp internet, trong đó có Google, hợp tác với nhà nước siết chặt quản lý blog.
Phối hợp với Google ư để kiểm soát blog ư?
Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này. Việt Nam thông báo sẽ nhờ Google và Yahoo! giúp đỡ trong việc quản lý nội dung các trang blog của công dân, khiến nhiều người rất quan tâm vì cho rằng nó đi ngược lại với nhân quyền.
Ông Robert Boorstin: Chúng tôi nghe thông tin này từ báo chí.Vâng, Google luôn cam kết bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân, bằng chứng cụ thể là gần đây nhất công ty đã tham gia vào Bản quy tắc Sáng kiến mạng toàn cầu. Vậy câu hỏi chính đang được đặt ra là liệu Google có chấp nhận lời đề nghị cộng tác của chính phủ Việt Nam hay không?
Ông Robert Boorstin: Thật ra tôi nghĩ câu hỏi này còn quá sớm bởi vì chính phủ Việt Nam chưa liên hệ với chúng tôi. Như đã cam kết trong Bản quy tắc Sáng kiến mạng toàn cầu, chúng tôi luôn sẵn sàng thảo luận với các chính phủ trên toàn thế giới về các chính sách đề nghị, miễn là giúp phát huy quyền tự do bày tỏ ý kiến và bảo vệ thông tin cá nhân. Ngay tại thời điểm này, chúng tôi chưa biết chính xác chính quyền Việt Nam muốn gì cơ mà.Vâng, thế nhưng Google sẽ phản hồi như thế nào trong trường hợp chính phủ Việt Nam chính thức lên tiếng đề nghị?
Ông Robert Boorstin: Tôi không có câu trả lời cho một câu hỏi giả thuyết. Đơn giản là chúng tôi vẫn chưa nghe chính phủ Việt Nam nói gì. Khi các chính phủ liên hệ yêu cầu chúng tôi giúp truy tìm tội phạm, xóa chặn các hình ảnh khiêu dâm trẻ em trên mạng, chúng tôi thường hợp tác với các yêu cầu như thế.Hiện giờ chúng tôi chưa nắm chắc yêu cầu của phía Việt Nam như thế nào, cụ thể họ muốn chúng tôi làm những gì, họ muốn chúng tôi hợp tác ra sao. Chúng tôi chưa biết gì cả.
Nhưng nếu ông cho phép, xin được hỏi trong thực tế Google đã từng bao giờ được chính phủ Việt Nam yêu cầu giúp đỡ kiểm duyệt, ngăn chặn các thông tin trên mạng hoặc đề nghị hợp tác với chính quyền dưới một hình thức nào đó, hay chưa?
Ông Robert Boorstin: Chưa.Quyền Tự do Thông tin
Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng các trang blog chỉ được sử dụng dưới hình thức nhật ký cá nhân, không được lạm dụng làm phương tiện phổ biến quan điểm chính trị, tôn giáo, hay xã hội. Ý kiến của Google như thế nào, thưa ông?
Ông Robert Boorstin: Chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào quyền tự do bày tỏ ý kiến qua các trang web cá nhân hay các trang blog. Cho nên chúng tôi cho rằng blog là cách thể hiện quan điểm cá nhân của một người, cho dù là về văn hóa, nghệ thuật, đời sống thường nhật, chính trị, hay về bất cứ điều gì anh ta muốn bày tỏ. Chúng tôi không kiểm duyệt dựa trên nội dung của các trang blog và cũng không muốn làm điều đó.Lý do nhà nước viện dẫn là hầu tạo cơ sở pháp lý để xử lý những vi phạm trong việc sử dụng blog, ngăn chặn những thông tin “sai sự thật”. Trong khi đó, những người cổ suý nhân quyền thì không chấp nhận việc nhà nước tự cho mình quyền quyết định thông tin nào là phù hợp đối với người dân. Thế quan điểm của Google thì sao ạ?
Ông Robert Boorstin: Quyền tự do bày tỏ ý kiến là tiêu chí căn bản, và tôi không muốn tranh luận khi chưa chính thức nghe phía chính phủ Việt Nam lên tiếng đề nghị. Chúng tôi luôn muốn phát huy tối đa quyền tự do phát biểu của công dân tại mọi quốc gia mà chúng tôi cung cấp dịch vụ.Tuy nhiên, cũng phải nói rõ rằng chúng tôi cũng phải tuân thủ luật lệ của từng quốc gia. Ví dụ như chính phủ Thái Lan đóng cửa Youtube vì đã đăng tải những đoạn video xúc phạm đến nhà vua, vi phạm luật lệ.
Sau các cuộc thảo luận với chúng phủ Thái, chúng tôi quyết định xóa bỏ một số đoạn video vi phạm luật quốc gia Thái về bảo vệ nhà vua và hình ảnh của Ngài.
Thế nhưng khi chính quyền Thái yêu cầu chúng tôi bỏ những đoạn video mang tính chỉ trích nhà nước thì chúng tôi đã không thực hiện. Nghĩa là chúng tôi giải quyết theo từng trường hợp, nhưng luôn luôn ghi nhớ tiêu chí rằng càng nhiều thông tin cho người dân càng tốt, rằng sự tồn tại của chúng tôi là nhằm giúp người dân tiếp cận thông tin từ mọi nguồn.
Ông nói rằng Google cũng phải tuân thủ luật lệ của từng quốc gia, nhưng nếu như những luật lệ đó vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền căn bản được toàn cầu công nhận thì sao?
Ông Robert Boorstin: Điều này còn tùy, mỗi trường hợp đều khác nhau, tùy thuộc vào thỏa thuận mà chúng tôi đạt được, tùy vào kiểu vi phạm như thế nào. Lấy ví dụ như tại Đức, không ai được phép phơi bày các tài liệu về Đức Quốc Xã.Điều này theo nhiều người cũng có thể là vi phạm quyền tự do bày tỏ quan điểm, nhưng trong phạm vi hoạt động của chúng tôi tại Đức, chúng tôi không cho phép đưa những hình ảnh đó lên mạng, nhưng bên ngoài nước Đức thì chúng tôi không kiểm soát những hình ảnh đó khi chúng được post lên mạng.
Tóm lại mỗi trường hợp đều khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là phát huy tối đa quyền tự do bày tỏ quan điểm của người dân trong phạm vi có thể.
Trường hợp Việt Nam?
Nhưng trong trường hợp của Việt Nam thì chính quyền nỗ lực giảm thiểu tối đa hay nói cách khác là siết chặt quyền đó. Nếu Google được yêu cầu hợp tác trong lĩnh vực này, thì sẽ hồi đáp ra sao?
Ông Robert Boorstin: Tại những quốc gia khác có yêu cầu tương tự thì chúng tôi cũng phải tuân thủ luật lệ của họ. Chẳng hạn như Trung Quốc, để duy trì dịch vụ của Google tại đây, chúng tôi phải đồng ý loại bỏ một số kết quả tìm kiếm trên mạng hoặc một số trang web mà chính quyền không muốn người dân truy cập.Chúng tôi thực hiện điều này một cách bất đắc dĩ. Dĩ nhiên là chúng tôi muốn mọi người truy cập được tất cả mọi thông tin, nhưng chúng tôi không thể hoạt động ở Trung Quốc nếu không tuân thủ những luật lệ của nhà nước họ đề ra.
Khi người sử dụng net tại Trung Quốc muốn truy cập những thông tin bị ngăn cấm, chúng tôi hiện rõ trên màn hình rằng kết quả tìm kiếm bị ngăn chặn để họ biết.
Nhưng mặt khác, Google không cung cấp dịch vụ email mang tên Gmail hoặc dịch vụ blog tại Trung Quốc, vì để làm được điều này, chúng tôi phải đặt cơ sở tại đó. Như vậy thì chính quyền có thể đến yêu cầu chúng tôi cung cấp thông tin cá nhân của người sử dụng net, mà điều này có thể gây rủi ro rất lớn cho khách hàng.
Tóm lại, Bản quy tắc Sáng kiến mạng toàn cầu không được tuân thủ hoàn toàn trong một số điều kiện nhất định?
Ông Robert Boorstin: Không, không đúng. Trong Bản quy tắc Sáng kiến mạng toàn cầu có nhắc đến cả các luật quốc gia và luật quốc tế.
Công an mạng của Việt Nam
Vâng, nhưng trọng tâm của nó vẫn là việc bảo vệ nhân quyền căn bản trên toàn cầu, ông có đồng ý không?
Ông Robert Boorstin: Bản thân tham gia cuộc thương lượng về Bản quy tắc này, tôi có thể nói rằng nó dựa trên cơ sở các nhân quyền căn bản trên toàn cầu mà trong một thế giới hoàn hảo thì chúng ta không cần phải đối diện với những thắc mắc ấy.Nhưng chúng ta đều biết rằng thế giới không hoàn hảo, những câu hỏi như thế này được đặt ra hằng ngày, và không ai có thể bảo đảm rằng mọi người tại mọi quốc gia đều có thể xem, đọc tất cả những gì mà họ muốn. Quyền lực của các nhà cầm quyền rất lớn. Họ tự cho mình quyền cấm cản một số trang web, không cho phép người dân được xem, đọc một số nội dung.
Vì vậy, nếu chúng tôi muốn duy trì hoạt động trong những quốc gia đó, chúng tôi phải chọn lựa. Một là rút ra khỏi thị trường nước đó, hai là hợp tác với thể chế cầm quyền trong một số lĩnh vực giới hạn nào đó mà họ yêu cầu phải kiểm duyệt.
Bộ phận lọc của Google ít ngăn chặn hơn bất kỳ công cụ tìm kiếm nào trên thế giới, và chúng tôi rất tự hào về điều này. Nhưng chúng tôi biết rõ rằng nếu không tuân thủ luật của quốc gia đó thì chúng tôi sẽ bị đào thải ra khỏi nước họ. Trường hợp này càng tệ hơn, vì người dân sẽ không còn phương tiện để truy cập bất cứ thông tin gì cả.
Nói cách khác dễ hiểu, đó là cơ hội cung cấp cho người dân xứ đó chiếc thẻ thư viện để vào thư viện điện tử của chúng tôi đọc thông tin, với điều kiện họ không được phép đọc 1 hay 2% thông tin bị cấm. Tỷ lệ này dù nhỏ nhưng tôi không nói là nó không quan trọng.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng thà cung cấp cho người dân 98-99% thông tin còn hơn là không được cung cấp gì cả. Và đó là sự lựa chọn mà chúng tôi phải đối diện trong rất nhiều trường hợp.
Nói như vậy cũng có nghĩa không thể làm gì hơn, chỉ hy vọng mọi sự tốt đẹp?
Ông Robert Boorstin: Không đó là ý của cô thôi. Những gì chúng tôi có thể làm và đang làm hàng ngày là phát huy tối đa quyền tự do bày tỏ quan điểm của người dân, đẩy lùi tối đa những giới hạn trong khả năng cho phép mà không phải bị tống cổ ra khỏi quốc gia nào đó.Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn ông Robert Boorstin đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.
Để nghe toàn bộ bài phỏng vấn đại diện Google về việc kiểm soát blog của Việt Nam, bấm vào đây
Để download bài phỏng vấn đại diện Google về việc kiểm soát blog của Việt Nam, bấm vào đây.(Trà Mi)
Lời bàn của OnlyU
Từ khi có internet, chúng ta đã hưởng lợi rất nhiều từ nền văn minh bên ngoài đất nước và thông tin trên mạng. Và từ khi có google, dường như mọi việc trả nên dễ dàng hơn trong tầm tay…Dân ta phải biết sử ta,
Cái gì không biết thi tra googleVâng, ngày nay cả thế giới mạng đều dùng google hàng ngày nên việc bàn về sự thống trị của Google trong cộng đồng mạng có lẽ là không cần thiết. Và không ai có thể phủ nhận vị thế và tầm ảnh hưởng của Google đến thế giới ảo của chúng ta là rất lớn. Và đương nhiên, những gì phát ngôn từ Google đều rất đáng trân trọng và quan tâm. Đơn giản, nơi đó tập trung những con người thông minh nhất nhì thế giới… Hãy xem cách họ đi lên từ con số 0 khi Yahoo! đã người khổng lồ và hãy xem họ trụ vững ra sao trong khi Yahoo! sa thải nhân viên hàng loạt, nhân sự cao cấp thì từ chức, thậm chí Yahoo! có nguy cơ bị bán lại cho Microsoft và không loại trừ khả năng Google cũng có thể thôn tính cả Yahoo!.
Những gì trình bày ở phía trên mà các bạn được nghe, được đọc, có lẽ OnlyU không cần nhắc lại… Vậy tại sao họ đưa ra quan điểm như thế?
1. Blog đơn giản là nhật ký trên mạng, không phải là báo điện tử. Do đó, không thể áp đặt Luật báo chí vào “Luật blog” được. Nếu ai coi blog là báo chí thì có lẽ không phân biệt nổi định nghĩa về blog và báo chí. So sánh hơi khập khiễng, nhưng nếu ai đó không phân biệt được đâu là con trâu, đâu là con bò thì dù họ biết con bê là con bò con, con nghé là con trâu con thì cũng chỉ là sáo rỗng.
2. Blog là một dạng nhật ký cá nhân, tức là tài sản của cá nhân. Quyền sử dụng tài sản đó như thế nào là quyền của người sở hữu. Nếu đó tài sản đó thuộc loại hàng quốc cấm thì đương nhiên ai dùng sẽ là phạm pháp, nhưng chỉ phạm pháp nếu tài sản đó được cung cấp tại nước sở tại. Và theo quan điểm của Google, Google không đặt trụ sở tại Việt Nam, các sản phẩm - dịch vụ do Google cung cấp không ràng buộc bởi pháp luật Việt Nam.
…Tất nhiên, đề xuất quản lý blog cũng có lý do của nó nhưng OnlyU không rõ blog đã phát triển đến mức độ nào mà phải lo lắng quản lý blog đến thế? Đời sống - xã hội “thật” thì vẫn diễn ra bao nhiêu tệ nạn, biết bao nhiêu vi phạm pháp luật hàng ngày được xử lý nhưng sao vẫn tái diễn? Chưa thể quản lý một cái xã hội thật đầy phức tạp, phải chăng chúng ta tính đến việc quản lý một xã hội ảo?
Blog suy cho cùng chỉ là thể hiện suy nghĩ của con người từ thế giới thật, dù nó có thể ở dạng này hay dạng khác. Chả lẽ việc chia sẻ thông tin, suy nghĩ của mình cho cộng đồng một cộng đồng đủ lớn, mạnh cả về quy mô, tri thức và nhận thức thông qua một môi trường không giới hạn về không gian, thời gian là internet cũng khó đến thế sao? Vẫn biết blog có blog tốt, blog xấu (blog đen)… Xã hội cũng có người tốt, người xấu… Một nhóm người có thể chơi và bao che cho người xấu, nhưng cộng đồng và xã hội thì không; blog cũng vậy.
Tại sao khi không quản lý được hành động, chúng ta lại quay sang quản lý suy nghĩ và cách thể hiện nó?
Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc làm thế nào để ngăn chặn, hạn chế, làm giảm bớt tệ nạn, hành vi đồi bại, người xấu… ở đời thường?
Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc phát triển blog để góp phần phát triển xã hội tốt đẹp hơn?
Tại sao chúng ta không thay đổi tư duy theo hướng tích cực hơn?
…
Hàng ngàn câu hỏi “Tại sao?”, “Vì sao?”… chúng ta có thể đặt ra để giải quyết vấn đề.Còn bạn, bạn nghĩ sao về chủ trương quản lý blog?
BONUS: Google biết tất cả về bạn?
Thật vậy, các dịch vụ của Google ngày càng trở nên phổ biến với người dùng internet. Không những đa số các dịch vụ của Google là miễn phí mà chúng còn giúp ích rất nhiều cho người dùng. Nhưng vì quá phụ thuộc vào Google nên họ rất “hiểu” về bạn. Thậm chí họ còn biết bạn đang ở đâu, làm gì và cần gì… Nếu không tin, hãy cùng Đầu Cọ điểm qua một số dịch vụ phổ biến của Google hiện nay.
- Nếu bạn sử dụng AdWords, họ sẽ biết kế hoạch tiếp thị của bạn và họ biết bạn sẽ mua các mẫu quảng cáo như thế nào.
- Nếu bạn sử dụng Adsense, họ sẽ biết được những trang web của bạn đang kiếm tiền (mặc dù sẽ chẳng ai biết nếu bạn không nói), họ biết làm thế nào để nhắm mục tiêu mà các quảng cáo đặt trên trang web của bạn, họ biết phải thanh toán cho bạn bao nhiêu và giữ lại bao nhiêu cho mình…
- Nếu bạn sử dụng Alerts, họ biết những chủ đề quan trọng đối với bạn…
- Nếu bạn sử dụng Analytics, họ biết các trang web mà bạn kiểm soát hoặc giám sát, các trang web đó hoạt động như thế nào và tất cả các xu hướng có thể…
- Nếu bạn sử dụng Book, họ biết những quyển sách bạn đang đọc và những quyển sách bạn đang quan tâm. Họ sẽ biết bạn thích tiểu thuyết hay trinh thám…
- Nếu bạn sử dụng Blogger, họ biết những gì bạn viết. Nhật ký, thơ, văn, tâm sự… tất cả các từ, đoạn văn, liên kết… bạn viết ra.
- Nếu bạn sử dụng Calendar, họ biết nơi mà bạn đã và đang làm gì, ở đâu. Và biết cả kế hoạch của bạn.
- Nếu bạn sử dụng Checkout, họ biết tất cả các thông tin cá nhân của bạn: tên, địa chỉ, điện thoại, thẻ tín dụng…
- Nếu bạn sử dụng Chrome, họ biết tất cả trang web mà bạn đã truy cập.
- Nếu bạn sử dụng Desktop, họ biết những gì bạn có trên máy PC của bạn.
- Nếu bạn sử dụng Docs & Spreadsheets, họ biết các tài liệu, thông kê của bạn. Họ đọc được các đoạn văn, thơ hoặc thư tình mà bạn soạn ra nháp…
- Nếu bạn sử Earth, họ biết những nơi trên hành tinh này bạn đang muốn tìm hiểu, nghiên cứu.
- Nếu bạn sử dụng FeedBurner, họ biết về tất cả các độc giả của bạn và mức độ của theo dõi của họ.
- Nếu bạn sử dụng Finance, họ biết những cổ phần chứng khoán bạn sở hữu, những cổ phần chứng khoán mà bạn giám sát và theo dõi.
- Nếu bạn sử dụng Gmail, ehèm… họ biết tuốt…
- Nếu bạn sử dụng Groups, họ biết bạn là người ra sao, thích hợp với nhóm nào…
- Nếu bạn sử dụng Image search, họ sẽ biết thần tượng của bạn, màu sắc của loài hoa bạn yêu quý…
- Nếu bạn sử dụng Local search, họ biết hiện bạn đang ở đâu, và những gì bạn đang quan tâm tới.
- Nếu bạn sử dụng Maps, họ biết nơi mà bạn có thể đến, nơi bạn có thể đi, nơi mà bạn đã qua. Và như đã nói, nếu bạn có GPS, họ biết chính xác nơi bạn đang ở thời điểm này…
- Nếu bạn sử dụng Picasa, họ sẽ biết mặt của bạn, họ biết bạn đang xem gì và tất cả hình ảnh bạn đang lưu trữ…
- Nếu bạn sử dụng Product Search, họ biết những mặt hàng bạn đang quan tâm đến và những mặt hàng bạn đã mua.
- Nếu bạn sử dụng Reader, họ biết những gì bạn đang quan tâm tới.
- Nếu bạn sử dụng Search (bất cứ công cụ tìm kiếm nào của Google), họ sẽ biết mọi tìm kiếm của bạn đã thực hiện.
- Nếu bạn sử dụng SketchUp, họ biết căn nhà của bạn ra sao.
- Nếu bạn sử dụng Talk, họ biết ai là bạn thân của bạn, và bạn đang yêu ai.
- Nếu bạn sử dụng Toolbar, họ biết tất cả các trang web mà bạn truy cập.
- Nếu bạn sử dụng Translate, họ biết ngoại ngữ bạn đang học hoặc đang quan tâm.
- Nếu bạn sử dụng Google Video, y chang như YouTube.
- Nếu bạn sử dụng YouTube, họ biết các video mà bạn đã theo dõi, những thể loại bạn thích, tất cả những nhận xét hoặc các đoạn video bạn yêu thích, và cả những đoạn video bạn đã tải lên để chia sẻ…Còn gì nữa? Nếu bạn có thêm ý kiến nào, hãy đăng ở phần Nhận xét. Như đã nói ở trên, hiện nay các dịch vụ của Google khá tốt và khó có thể thay thế bởi những dịch vụ khác. Dù sao trên đây chỉ là thông tin để giải trí.
XEM NHIỀU TRÊN WWW.ONLYUBLOG.TK | |
6,394 | |
3,358 | |
2,562 | |
2,234 | |
2,062 | |
1,614 | |
1,357 | |
1,326 | |
1,247 | |
1,205 | |
1,176 | |
1,034 | |
1,002 | |
927 | |
873 | |
846 | |
752 | |
701 | |
674 | |
635 | |
614 | |
561 | |
558 | |
514 | |
513 | |
504 | |
503 | |
450 | |
449 | |
372 | |
366 | |
353 | |
349 | |
343 | |
339 | |
329 | |
326 | |
295 | |
291 | |
289 | |
283 | |
272 | |
270 | |
266 | |
260 | |
258 | |
255 | |
247 | |
242 | |
238 | |
237 | |
230 | |
211 | |
211 | |
200 | |
185 | |
184 | |
180 | |
163 | |
160 | |
155 | |
154 | |
152 | |
151 | |
149 | |
134 | |
127 | |
122 | |
120 | |
117 | |
114 | |
110 | |
106 | |
104 | |
104 | |
101 | |
100 | |
97 | |
87 | |
87 | |
84 | |
83 | |
77 | |
75 | |
75 | |
73 | |
72 | |
71 | |
68 | |
67 | |
66 | |
63 | |
58 | |
56 | |
55 | |
54 | |
53 | |
51 | |
51 | |
50 | |
49 | |
47 | |
44 | |
42 | |
42 | |
41 | |
39 | |
38 | |
38 | |
37 | |
34 | |
31 | |
30 | |
29 | |
28 | |
27 | |
25 | |
21 | |
13 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét